Cẩm nang

Xu hướng công nghệ nào sẽ thống trị 2024?

 311

Các công nghệ tiên tiến đang từng bước được các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả để phát triển kinh doanh, tăng cường trải nghiệm khách hàng, xây dựng cách thức sáng tạo giúp khách hàng khám phá mua hàng, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Vậy xu hướng công nghệ nào sẽ thống trị năm 2023 -2024.

Web3.0 – Kỷ nguyên mới của Internet

Web3.0 – Thế hệ thứ 3 của mạng Internet lần đầu được phát triển năm 2006. Chúng được xây dựng dựa trên công nghệ Machine Learning, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Blockchain. Điểm đột phá của Web3 so với các thế hệ Web1 và Web2 trước đó chính là cách thức lưu trữ dữ liệu phi tập trung, thay vì được lưu trữ tập trung dữ liệu thông qua một nền tảng trung gian khác (ví dụ như Facebook, Google,…).

Ý tưởng về Web3.0 là sự phát triển của “Semantic Web” (web ngữ nghĩa) với khả năng hiểu được kiến ​​thức và dữ liệu, giúp con người tìm kiếm và tiếp cận thông tin hiệu quả hơn. Với công nghệ chuỗi khối (Blockchain), thế hệ web thứ 3 mở ra các xu hướng mới về Token, Coin, Metaverse,… Tuy nhiên, Web3 cũng gặp nhiều thách thức lớn khi phải đối mặt với khối lượng dữ liệu khổng lồ, thông tin không nhất quán hay các cạm bẫy tiềm ẩn từ công nghệ này.

Dù vậy, Web3.0 vẫn được biết đến với tầm nhìn vượt trội và mục tiêu tạo ra một Internet thông minh và cởi mở hơn. 

IoT – Xu hướng công nghệ tương lai

IoT – Internet of Things hay Internet vạn vật là mạng kết nối giữa các đồ vật, thiết bị, cho phép chúng thu thập và chia sẻ dữ liệu với nhau. Đây được xem là một trong những xu hướng công nghệ đầy hứa hẹn trong tương lai với khả năng biến các vật dụng trở nên thông minh hơn, đáp ứng nhu cầu của con người. Với  IoT, con người hoàn toàn có thể tắt đèn, khóa cửa, tưới nước, theo dõi hệ thống… từ xa và hoàn toàn tự động bởi các thiết bị này đã được tích hợp cảm biến và các phần mềm chức năng.

Những mục tiêu trong tương lai như mô hình nhà thông minh, thành phố thông minh, hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh, hệ thống theo dõi, giám sát tự động, nông nghiệp thông minh … đều là những ví dụ về ứng dụng của IoT trong đời sống. Với sự tiến bộ không ngừng của AI, Machine learning, mạng Internet, nền tảng Điện toán đám mây, công nghệ IoT được dự đoán sẽ còn mang đến những điều to lớn hơn thế trong tương lai. 

AI và Machine Learning

AI là từ viết tắt của từ Artificial Intelligence, còn được sử dụng với tên gọi Trí tuệ nhân tạo. Đây là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Khác với việc lập trình Logic trong các ngôn ngữ lập trình, Trí thông minh nhân tạo AI gần giống với trí tuệ của con người hơn nhiều. Cụ thể, chúng có thể suy nghĩ, lập luận để đưa ra quyết định, đồng thời có khả năng tư duy, giao tiếp và tự học.

Machine Learning (Máy học) là một lĩnh vực của Trí tuệ nhân tạo, cho phép máy tính cải thiện chính bản thân chúng dựa trên dữ liệu mẫu (Training data) hoặc dựa vào kinh nghiệm (những gì đã được học). Machine learning thường được sử dụng trong các bài toán về dự đoán (dự đoán giá nhà, giá xe,…) và bài toán phân loại (nhận diện chữ viết tay, nhận diện đồ vật,…).

AI, Machine Learning cùng sự kết hợp với các công nghệ mới như IoT, Blockchain,… sẽ còn tạo ra những đột phá mới. Chúng len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống và phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong những năm kế tiếp, thế giới có thể được chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ robot, nhà thông minh, xe tự lái,… được ứng dụng từ những công nghệ này. 

Cloud (Điện toán đám mây)

Công nghệ Đám mây (Cloud) đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Thuật ngữ Cloud ẩn ý nói về mạng Internet, có thể hiểu Cloud là nơi chứa tất cả những thứ bạn tiếp cận từ xa qua Internet, bao gồm các phần mềm và cơ sở dữ liệu của bạn. Các dữ liệu này tồn tại trên Cloud đồng nghĩa với việc chúng đã được lưu trữ trên các máy chủ ảo trên Internet và sẽ không làm tốn bộ nhớ ổ cứng của máy tính hay các thiết bị di động của bạn.

Một số dịch vụ Cloud phổ biến có thể kể đến: Dropbox, Google Drive, Microsoft OneDrive, Amazon Cloud Drive,… Với các lợi ích như: tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng, phần mềm…, khả năng truy cập mọi lúc mọi nơi, nhất quán trong lưu trữ dữ liệu,…, các dịch vụ dựa trên đám mây chính là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, tạo nên một cuộc cách mạng trong thế giới Internet hiện nay.


Ứng tuyển trực tiếp

Chọn tệp Không có tệp nào được chọn
Hỗ trợ định dạng pdf, doc, docx
apply-cv-now

Liên hệ với chúng tôi
để nhận thông tin
tuyển dụng