Cẩm nang

“Chuyện nghề BrSE”: Hiểu đúng, Làm chuẩn!

 2,286

BrSE tưởng chừng là nghề của những người toàn năng… Nhưng thực ra, sau ánh hào quang là cả một hành trình đầy khó khăn để trở thành BrSE chuyên nghiệp!

1. BrSE - Họ là ai?

BrSE là Br = Bridge + SE = System Engineer. 

Hiểu một cách đơn giản, đây là người kết nối giữa khách hàng và đội dự án. Họ sẽ sử dụng kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ chuyên môn về kỹ thuật của mình để đảm bảo việc hợp tác của “team nhà” và “đội khách” diễn ra suôn sẻ. 

Muốn làm được như vậy, đòi hỏi BrSE phải là người theo sát dự án từ đầu đến cuối, mọi việc luôn phải trong “tầm ngắm” để có thể ứng phó kịp thời. Làm nghề này sẽ có nhiều nhánh phát triển, mỗi công việc cụ thể thay đổi theo từng giai đoạn, quy mô, tính chất dự án. 

Nhìn từ bên ngoài thì một BrSE sẽ thế này: “Hô mưa gọi gió” bằng tiếng Nhật, lương ở bậc “thương gia”, và đặc biệt đi nước ngoài như đi chơi! BrSE đóng vai trò quan trọng trong quản lý và vận hành dự án, quyết định sự thành bại của dự án nên cơ hội phát triển rất lớn, luôn ngẩng cao đầu chẳng sợ ai,…vv…

Nhưng đằng sau những thứ gọi là “hào quang” đó, thực chất họ đang làm những gì?

2. BrSE - Họ làm gì?

Công việc chính của BrSE thay đổi theo từng giai đoạn, quy mô, cũng như tính chất dự án. Chủ yếu sẽ phân chia như sau:

  • Giai đoạn đầu dự án: BrSE sẽ cần hiểu, thu thập đầy đủ yêu cầu, thông tin từ khách hàng, phân tích đề bài, đưa ra giải pháp, lên kế hoạch về thời gian, nhân sự thực hiện dự án,...
  • Giai đoạn phát triển dự án: BrSE sẽ cần truyền đạt lại chi tiết tất cả các yêu cầu của khách hàng về team dự án, quản lý tiến độ, rủi ro, báo cáo định kỳ cho khách hàng và quản lý chất lượng sản phẩm trước khi bàn giao.
  • Giai đoạn kết thúc dự án: BrSE sẽ quản lý quá trình bàn giao sản phẩm cho khách hàng và tham gia quá trình tổng kết dự án.

Ở đâu có 2 từ “khách hàng” và “dự án” là ở đó có BrSE. Vậy nên, không quá khi nói rằng, đây là vị trí “Làm dâu trăm họ”, “Ba đầu sáu tay”. Tựu chung lại, công thức làm việc của BrSE là:

Bridge System Engineer (BrSE) = Developer + Business Analyst + Tester + Project Manager (PM) + Communicator.

3. BrSE - Họ cần kỹ năng gì?

  • Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp với khách hàng là điều tiên quyết cho các BrSE. Ngoài ra, khả năng giao tiếp rõ ràng, khéo léo, linh hoạt cũng không thể thiếu. Một BrSE cần phải đảm bảo việc truyền tải thông tin rõ ràng, chính xác, dễ hiểu cho khách hàng và team dự án.
  • Kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật: Kỹ sư cầu nối cần có kiến thức về công nghệ, hiểu và nắm rõ các nền tảng lập trình cơ bản, có khả năng về thiết kế hệ thống. Nhiều bạn nghĩ rằng BrSE không cần code. Nếu muốn trở thành một BrSE đích thực, là “cây cầu vững chắc” chịu được tải trọng của những dự án triệu đô, thì bạn buộc phải biết code, thậm chí code giỏi.
  • Kỹ năng quản lý dự án, tiến độ và rủi ro: Đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm đầu ra là nhiệm vụ quan trọng của BrSE. Vì vậy, BrSE luôn phải ý thức về tiến độ, rủi ro từng mục phát sinh, từng ngày để có thể thông báo cho các bên liên quan cũng như điều chỉnh các yếu tố liên quan…

Ngoài các yếu tố trên, BrSE cũng cần có các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm tài liệu và sự thấu hiểu văn hóa làm việc của khách hàng để tăng khả năng ứng biến linh hoạt.

4. BrSE - Họ cần tố chất gì?

👉 Sự cởi mở tương tác: vì họ là cây cầu kết nối giữa 2 bên, nên họ phải hiểu, phải cởi mở, yêu thích việc tương tác với mọi người, mong muốn hỗ trợ và gắn kết con người với con người. Đó sẽ là cách để bạn trau dồi kỹ năng, kiến thức của bản thân trên con đường “Be Awesome BrSE”.

👉 Sự nhẫn nại: Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những lúc bất đồng thông tin, ý kiến giữa khách hàng và đội ngũ phát triển sản phẩm. BrSE cần cố gắng nhẫn nại tìm ra điểm chung của hai bên từ việc lắng nghe và trao đổi một cách bình tĩnh.

👉 Sự linh hoạt và trách nhiệm: BrSE luôn phải bám sát theo team trong từng giai đoạn của dự án, có những lúc rất thư giãn, thảnh thơi nhưng cũng có khi phải cùng team chèo chống cực lực, OT nhiều ngày ở giai đoạn cao điểm, nên rất cần có khả năng chịu áp lực, có trách nhiệm với team và thích nghi với nhịp độ làm việc linh hoạt.

Tóm lại, BrSE đúng là công việc đòi hỏi toàn diện bậc nhất trong ngành IT. Tuy nhiên, những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất này đều có thể trau dồi, hoàn thiện theo thời gian, miễn là bạn có đủ đam mê và xác định được cách rèn luyện đúng đắn. 

Để trở thành BrSE là cả một hành trình dài và cần sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Đừng chỉ đọc đến đây thôi đã nản rồi nhé!

Nếu bạn phấn đấu trở thành BrSE, cơ hội tích luỹ bản thân của bạn là rất lớn. Đặc biệt, nếu bạn yêu thích công việc thiên về quản lý thì BrSE là 1 bệ phóng tuyệt vời. Bạn phụ trách nhiều việc hơn đó là cơ hội để bạn thể hiện, là cơ hội để các sếp ghi nhận, đánh giá và cũng là cơ hội để bạn thăng tiến nhanh hơn. 

Nếu bạn đang hoang mang không biết bắt đầu từ đâu để trở thành một BrSE thực thụ, đừng lo, nhà Omi đã mở ra chương trình “Be Awesome BrSE” - chương trình đào tạo: đưa các du học sinh Nhật Bản tài năng về Việt Nam trải nghiệm trực tiếp trong các dự án của OmiGroup; từ đó phát triển nghiệp vụ trở thành các Kỹ sư cầu nối tương lai, quay trở lại Nhật Bản để khẳng định vị thế cùng Omi - Việt Nam trong ngành Y tế số.

Với mong muốn người Việt được cống hiến cho chính công ty Việt, tự tin nâng tầm giá trị bản thân tại đất nước mặt trời mọc,  “Dự án” này chính là bước đi đầu tiên hiện thực hóa ước mơ đó!

=> Tham khảo chi tiết về chương trình “Be Awesome BrSE” tại: http://bit.ly/3wd2mRF

=> Tham gia Group “Be Awesome BrSE” để học hỏi kinh nghiệm và theo dõi các cơ hội nghề nghiệp tại: bit.ly/3wXVOqF

Con đường trở thành BrSE nhiều hoa hồng nhưng cũng rất nhiều chông gai, hãy kiên trì theo đuổi, tích lũy và cố gắng nhiều hơn, không chắc bạn sẽ thành công, nhưng chắc chắn bạn sẽ rất “giàu” – giàu kinh nghiệm, giàu cả tình yêu với nghề. Have the guts to challenge nhé!


Ứng tuyển trực tiếp

Chọn tệp Không có tệp nào được chọn
Hỗ trợ định dạng pdf, doc, docx
apply-cv-now

Liên hệ với chúng tôi
để nhận thông tin
tuyển dụng